Contents
- 1 Chứng nhận lãnh sự là gì?
- 2 Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
- 3 Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- 4 Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự
- 5 Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
- 6 Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- 7 Hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài
- 8 Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam:
- 9 Lưu ý dành cho khách hàng khi xin dấu lãnh sự tại Đại sứ quán
- 10 Vì sao nên lựa chọn dịch vụ hợp pháp lãnh sự trọn gói của chúng tôi
- 11 Liên hệ sử dụng dịch vụ Hợp pháp lãnh sự trọn gói
Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là một dịch vụ cực kỳ cần thiết khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Vậy dịch vụ này có gì đặc biệt hãy cũng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau
Chứng nhận lãnh sự là gì?
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự
Các quy định về hợp pháp hóa lãnh sự (cũng bao gồm quy định về chứng nhận lãnh sự) được chi phối bởi các quy định sau:
1. Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự ban hành ngày 5/12/2011, hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2012
2. Thông tư 01/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Bộ Ngoại giao ban hành ngày 20/03/2012, hiệu lực từ ngày 15/05/2012
3. Thông tư 157/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 24/10/2016, hiệu lực từ ngày 01/01/2017
4. Thông tư 02/2020/TT-BNG về tổ chức giải quyết công tác lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành ngày 14/02/2020, hiệu lực từ ngày 01/04/2020
5. Thông tư 01/2020/TT-BNG về Lãnh sự danh dự nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành 06/02/2020, hiệu lực từ ngày 23/03/2020
Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật;
Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc;
Giấy tờ, tài liệu có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài
Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).
Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự
01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam:
01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).
01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.
01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này). Bản dịch không phải chứng thực. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
01 bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu.
01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
Lưu ý dành cho khách hàng khi xin dấu lãnh sự tại Đại sứ quán
Sau khi đã được Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) chứng nhận lãnh sự, hồ sơ của Quý khách hàng còn cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự bởi đại sứ quán của nước mà khách hàng muốn sử dụng giấy tờ tại đó. Tùy theo quy định của từng đại sứ quán mà thời gian nhận được hồ sơ có thể khác nhau, có đại sứ quán sẽ trả hồ sơ ngay trong ngày sau khi nhận được, cũng có đại sứ quán sẽ trả hồ sơ sau 3-5 ngày làm việc. Quý khách chỉ cần trực tiếp mang các hồ sơ của mình đến các đại sứ quán hoặc hoặc ủy quyền cho người khác nộp hộ.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch công chứng và tư vấn các thủ tục có liên quan, chúng tôi xin chia sẻ với Quý khách hàng một số điều cần đặc biệt cần lưu ý khi nộp hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự tại một số đại sứ quán để tránh mất thời gian đi lại nhiều lần mà không xử lý được công việc:
1. Đối với Đại sứ quán Đức (29 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội): Để làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Quý khách trước hết cần chứng nhận lãnh sự (tại Cục Lãnh sự 40 Trần Phú) trên các giấy tờ gốc hoặc bản trích lục bằng tiếng Việt của giấy tờ đó (lưu ý là bản gốc hoặc bản trích lục bằng tiếng Việt chứ không phải bản dịch bằng tiếng Đức hay bản sao y công chứng). Ví dụ đối với Giấy khai sinh thì phải dùng bản Trích lục khai sinh cấp tại địa phương, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì phải dùng bản gốc còn hiệu lực trong vòng 6 tháng, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì phải dùng bản gốc. Sau khi được chứng nhận lãnh sự, các giấy tờ trên cần được dịch công chứng sang tiếng Đức (không cần chứng nhận lãnh sự trên bản dịch nữa) rồi sau đó hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Đức.
2. Đối với Đại sứ quán Phần Lan (Tầng 24, Tòa nhà Lotte Số 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội): Giấy tờ cần phải được dịch sang tiếng Anh, sau đó chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh sự 40 Trần Phú cho cả bản dịch và bản gốc (hoặc bản sao y bản chính của giấy tờ đó), và tiếp theo là hợp pháp hóa giấy tờ đó tại Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội.
3. Đối với Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội (Đài Loan) (Tầng 21, Tòa nhà PVI, Số 1 Phạm Văn Bạch, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội): Giấy tờ cần phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Trung, sau đó chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh sự 40 Trần Phú cho cả bản dịch và bản gốc (hoặc bản sao y bản chính của giấy tờ đó), và tiếp theo là hợp pháp hóa giấy tờ đó tại Văn phòng Đài Bắc.
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ hợp pháp lãnh sự trọn gói của chúng tôi
√ Luôn cập nhật quy trình và thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự chính xác, hiệu quả.
√ Đảm bảo dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự nhanh chóng nhất. Đồng thời hợp pháp hóa lãnh sự trong ngày (nếu khách cần gấp).
√ Chi phí dịch vụ hợp lý nhất.
√ Luôn chủ động thời gian nộp và nhận kết quả hợp pháp hóa lãnh sự giúp khách hàng.
√ Tư vấn miễn phí, và giải đáp các hướng giải quyết cụ thể giúp khách hàng.
√ Tư vấn nhiệt tình các dịch vụ mở rộng như xin giấy phép lao động, công văn nhập cảnh, gia hạn visa, làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài,…
√ Chuyên viên hỗ trợ 24/7: thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp, đặt công việc lên hàng đầu.
Không phải giấy tờ nào cũng có thể hợp pháp hóa lãnh sự và không phải ai cũng nắm rõ quy định, trình tự thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo yêu cầu. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế mệt mỏi, chúng tôi khuyến khích bạn hãy liên hệ dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự uy tín, chuyên nghiệp trọn gói của chúng tôi.
Liên hệ sử dụng dịch vụ Hợp pháp lãnh sự trọn gói
Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Gọi điện đến Hotline: 0963.918.438 0947.688.883 để nghe tư vấn về dịch vụ
Bước 2: Gửi bản scan tài liệu (hoặc hình chụp chất lượng: không bị cong vênh giữa phần trên và phần dưới của tài liệu) theo các định dạng PDF, Word, JPG vào email info@dichthuatchuyennghiep.com hoặc qua Zalo của một trong hai số Hotline ở trên.
Bước 3: Nhận báo giá dịch vụ từ bộ phận Sale của chúng tôi (người trả lời email sẽ nêu rõ tên và sdt của mình) qua email hoặc điện thoại hoặc Zalo: Bao gồm phí dịch, thời gian hoàn thành dự kiến, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hồ sơ
Bước 4: Xác nhận dịch vụ trên email (VD: tôi đồng ý dịch với thời gian và mức giá như trên, đề nghị công ty tiến hành làm) và cung cấp thông tin chuyển phát hồ sơ, hóa đơn VAT (nếu có)
Bước 5: Thanh toán phí tạm ứng dịch vụ 30% 50% giá trị đơn hàng
Bước 6: Nhận hồ sơ dịch và thanh toán phần phí dịch vụ hiện tại. Hiện nay chúng tôi đang chấp nhận thanh toán theo hình thức tiền mặt (tại CN văn phòng gần nhất), chuyển khoản, hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ.
Quý khách hàng có dự án cần dịch thuật bất kỳ thời gian hay địa điểm nào, hãy liên hệ với Dịch thuật Chuyên Nghiệp để được phục vụ một cách tốt nhất
Văn Phòng dịch thuật Hà Nội: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Văn Phòng dịch thuật TP HCM: 212 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn Phòng dịch thuật Quảng Bình: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
Văn phòng dịch thuật Huế: 44 Trần Cao Vân, Phú Hội, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Văn Phòng dịch thuật Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng dịch thuật Quảng Ngãi: 449 Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Văn phòng dịch thuật Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng dịch thuật Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Và nhiều đối tác liên kết ở các tỉnh thành khác
Hotline: 0947.688.883 0963.918.438
Email: info@dichthuatchuyennghiep.com